Post Menu

Monday 22 October 2007

Chinh phục Word 2007... (kỳ I)

Cho dù bạn đã từng sử dụng qua bộ Microsoft Office 2003 hay các phiên bản trước đây thì khi tiếp xúc với phiên bản Microsoft Office 2007 mới nhất này, bạn sẽ vẫn cứ “lúng ta lúng túng” như người mới bắt đầu.

Thật vậy, bộ Office 2007 là một sự “lột xác” cả về hình thức lẫn nội dung mà chắc chắn bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian tìm hiểu về nó. Tuy nhiên khi đã làm chủ được bộ phần mềm này rồi thì bạn sẽ cảm thấy công việc văn phòng của mình trở nên nhẹ nhàng hơn trước nhiều vì bố cục chương trình được sắp xếp lại hợp lý, các công cụ hỗ trợ tự động sẵn sàng giúp đỡ bạn, những tính năng mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn...

Làm quen với giao diện mới

Trong Word 2007, bạn sẽ không còn thấy các menu lệnh như phiên bản trước mà thay vào đó là hệ thống “ribbon” với 3 thành phần chính: thẻ (Tab), nhóm (Group) và các nút lệnh (Command button). Các nút lệnh có liên quan đến nhau được gom vào một nhóm, ví dụ như các nút chọn font, cỡ chữ, in đậm, nghiêng, gạch chân... được gom vào nhóm Font. Nhiều nhóm có chung một tác vụ lại được gom vào trong một thẻ.

Bạn hãy để ý, ở góc trên bên tay trái có một nút hình tròn, nó có tên là Microsoft Office Button. Nhấn nút này sẽ xuất hiện một bảng lệnh tương tự như menu File của phiên bản Word trước, bao gồm các lệnh: New, Open, Save, Print...

Quick Access Toolbar là thanh công cụ nằm cạnh nút Microsoft Office Button, giúp truy cập nhanh đến những nút lệnh thường dùng. Bạn có thể nhấn chuột vào nút mũi tên ở cuối thanh và bổ sung thêm những nút lệnh bạn hay dùng khác vào thanh công cụ này bằng cách đánh dấu chọn vào nó.

Sử dụng phím tắt để mở các thẻ, nút lệnh

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Ngoài phương pháp nhấn chuột, bạn có thể sử dụng phím tắt để truy cập đến các thẻ, nút lệnh một cách nhanh chóng. Rất đơn giản, hãy giữ phím Alt trong 2 giây, lập tức xuất hiện các chữ cái trên các thẻ, bạn nhấn tiếp chữ cái trên thẻ nào mình muốn mở, thẻ đó sẽ được kích hoạt. Bây giờ trên các nút lệnh lại xuất hiện một loạt chữ cái để bạn kích hoạt nó với cách tương tự.

Tạo một tài liệu mới

Tương tự như Word 2003, phím tắt để tạo một tài liệu mới trong Word 2007 là Ctrl+N. Cách khác: Nhấn chuột vào Microsoft Office Button, chọn New, nhấn đúp chuột vô mục Blank document.

Tạo một tài liệu mới từ mẫu có sẵn: Nhấn Microsoft Office Button, chọn New. Nhấn Installed Templates, sau đó chọn một mẫu đã cài vào máy hay chọn một mẫu từ Microsoft Office Online (yêu cầu có kết nối Internet để tải về). Nhấn nút Create để tạo một tài liệu mới từ mẫu đã chọn.

Mở tài liệu có sẵn trên máyTương tự như Word 2003, phím tắt mở tài liệu có sẵn là Ctrl+O. Bạn cũng có thể vào Microsoft Office Button, chọn Open

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Lưu tài liệu

Phím tắt để lưu tài liệu là Ctrl+S (giống Word 2003). Cách khác: Nhấn Microsoft Office Button, chọn Save.
Nếu file tài liệu này trước đó chưa được lưu lần nào, bạn sẽ được yêu cầu đặt tên file và chọn nơi lưu.
Để lưu tài liệu với tên khác (hay định dạng khác), bạn nhấn Microsoft Office Button, chọn Save As (phím tắt F12, tương tự như Word 2003).

Mặc định lưu tài liệu dạng Word 2003 trở về trước

Mặc định, tài liệu của Word 2007 được lưu với định dạng là *.DOCX, khác với *.DOC mà bạn đã quen thuộc. Với định dạng này, bạn sẽ không thể nào mở được trên Word 2003 trở về trước nếu không cài thêm bộ chuyển đổi. Để tương thích khi mở trên Word 2003 mà không cài thêm chương trình, Word 2007 cho phép bạn lưu lại với định dạng Word 2003 (trong danh sách Save as type của hộp thoại Save As, bạn chọn Word 97-2003 Document).

Muốn Word 2007 mặc định lưu với định dạng của Word 2003, bạn nhấn Microsoft Office Button, chọn Word Options để mở hộp thoại Word Options. Trong khung bên trái, chọn Save. Tại mục Save files in this format, bạn chọn Word 97-2003 Document (*.doc). Nhấn OK.

Trong Word 2003 cũng có tính năng mặc định lưu theo một định dạng nào đó (dĩ nhiên không có định dạng của Word 2007). Để truy cập tính năng tương ứng trên Word 2003, bạn vào menu Tools > Options > thẻ Save > chọn định dạng trong mục Save Word files as > OK.

Giảm thiểu khả năng mất dữ liệu khi chương trình bị đóng bất ngờ

Để đề phòng trường hợp treo máy, cúp điện làm mất dữ liệu, bạn nên bật tính năng sao lưu tự động theo chu kỳ. Cũng trong hộp thoại Word Options, chọn mục Save ở bên trái, đánh dấu check vào Save AutoRecover information every, sau đó nhập số phút tự động lưu vào ô bên cạnh. Nhấn OK.

Lưu tài liệu với định dạng PDF/XPS

Một tính năng mới có trong Word 2007 là khả năng lưu tài liệu với dạng file *.PDF và *.XPS. Có lẽ bạn đã khá quen thuộc với định dạng PDF. Còn XPS? Tương tự PDF, XPS (XML Paper Specification) là loại file điện tử có bố cục cố định, đảm bảo khi file được xem trên mạng hay đem in nó vẫn giữ lại chính xác các phần định dạng bạn cần, dữ liệu trong file không dễ thay đổi.

Để lưu hoặc xuất sang định dạng PDF/XPS, trước hết bạn cần cài đặt thêm phần hỗ trợ Microsoft Save as PDF or XPS cho hệ thống Office 2007: truy cập vào http://r.office.microsoft.com/r/rlidMSAddinPDFXPS hay http://tinyurl.com/y32j78 và làm theo hướng dẫn trong đó để cài đặt.

Cài xong bạn có thể lưu tài liệu lại với dạng PDF/XPS bằng cách nhấn Microsoft Office Button, chọn Save As, chọn PDF or XPS.

Phóng lớn / thu nhỏ tài liệu

Có lẽ bạn đã khá quen thuộc với hộp Zoom trên thanh công cụ Standard của Word 2003, nó giúp phóng to hay thu nhỏ tài liệu với nhiều tùy chọn. Còn trên Word 2007, công cụ này nằm ở đâu? Bạn hãy đưa mắt xuống góc dưới bên phải cửa sổ, trên thanh trạng thái sẽ thấy thanh trượt Zoom. Bạn chỉ việc kéo thanh trượt qua phải để phóng lớn hay qua trái để thu nhỏ tài liệu.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Xác lập chế độ phóng lớn / thu nhỏ đặc biệt

Trong thẻ View, nhóm Zoom, nhấn 100% để đưa tài liệu về đúng kích cỡ của nó. Cũng trong nhóm Zoom, nút One Page cho phép bạn hiển thị vừa đúng 1 trang trên màn hình, nút Two Pages hiển thị đúng 2 trang, còn Page Width là chế độ Zoom mà chiều rộng trang vừa với chiều rộng màn hình. Nhấn nút Zoom sẽ cho nhiều tùy chọn hơn nữa.

Xem tài liệu ở chế độ Full Screen Reading

Ở Word 2003, bạn có thể xem tài liệu giống như xem sách (2 trang đối diện nhau, và chiều rộng màn hình được tận dụng tối đa để có thể đọc và ghi chú vào tài liệu một cách dễ dàng). Cách thực hiện: vào menu View – Reading Layout.

Đối với Word 2007, công cụ này nằm ở thẻ View, nhóm Document Views, mục Full Screen Reading. Khi ở chế độ Full Screen Reading, nhấn phím mũi tên ở góc dưới của trang để di chuyển qua lại giữa các trang. Nhấn ESC để trở về chế độ Print Layout. Cũng trong nhóm Document Views bạn có thể chọn nhiều chế độ hiển thị khác như Web Layout, Outline, Draft.

Thanh thước kẻ (Ruler) đâu mất rồi?

Thước kẻ dọc và ngang rất tiện lợi cho bạn căn chỉnh, thế nhưng trong phiên bản Word 2007 này hình như Microsoft đã loại bỏ nó rồi? Không phải vậy, cũng như Word 2003 cho phép bạn tùy ý bật tắt thanh Ruler (menu View – Ruler), trong phiên bản 2007, chức năng này đã được đưa vào thẻ View, nhóm Show/Hide. Bạn chỉ việc đánh dấu check vào mục Ruler để cho nó hiện lên lại.

Một cách khác để cho thước kẻ hiện ra là nhấn chuột vào nút View Ruler ở phía trên thanh cuộn dọc.

Nếu thực hiện cách này mà bạn chỉ thấy có mỗi thước kẻ ngang xuất hiện, không thấy thước kẻ dọc đâu cả, hãy làm thêm bước sau để bật thước kẻ dọc lên: Nhấn Microsoft Office Button, nhấn tiếp Word Options. Trong hộp thoại xuất hiện, ở khung bên trái chọn Advanced. Kéo thanh trượt ở khung bên phải xuống dưới nhóm Display, đánh dấu chọn hộp kiểm Show vertical ruler in Print Layout view. Nhấn OK

Lưu ý: Bạn phải xem tài liệu ở chế độ Print Layout thì mới hiện đủ được các thanh thước kẻ.

Duyệt tài liệu ở chế độ hình thu nhỏ (Thumbnails)

Chế độ này rất hữu ích nếu trong tài liệu của bạn có quá nhiều trang vì nó cho bạn một cái nhìn tổng thể về các trang, và bạn có thể nhảy nhanh đến một trang bất kỳ.

Trong thẻ View, nhóm Show/Hide, bạn đánh dấu check vào hộp kiểm Thumbnails. Lập tức bên trái cửa sổ xuất hiện một khung chứa hình thu nhỏ của các trang trong tài liệu, kèm theo số trang ở bên dưới. Bạn nhấn chuột vào một trang để nhảy đến trang đó.

Thay đổi xác lập lề trang

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Trong Word 2003, để thay đổi những xác lập trang, bạn vào menu File – Page Setup. Còn trong Word 2007 thì sao? Các xác lập trang giấy nằm trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup.

- Để thay đổi lề trang, nhấn nút Margins, một menu xổ xuống cho bạn chọn những kiểu lề trang mình thích (mỗi kiểu lề đều có ghi chú thông số bên cạnh, ví dụ kiểu Normal thì lề trên, dưới, trái, phải đều cách mép giấy 1 inch...).

- Nếu như các thông số lề trang bạn muốn xác lập không có sẵn trong danh sách, hãy nhấn Custom Margins ở cuối menu, sau đó tự mình nhập vào thông số mới.

Hiển thị các lề trang

Nhấn Microsoft Office Button, nhấn tiếp Word Options. Trong hộp thoại xuất hiện, ở khung bên trái nhấn Advanced, khung bên phải kéo thanh trượt xuống nhóm Show document content và đánh dấu check vào hộp kiểm Show text boundaries. Nhấn OK.

Các lề trang sẽ xuất hiện trong tài liệu dưới dạng đường đứt nét.

Trong Word 2003, bạn có thể thực hiện chức năng tương ứng bằng cách vào menu Tools – Options > thẻ View > đánh dấu check mục Text boundaries trong nhóm Print and Web Layout options > OK.

Chọn hướng giấy cho toàn bộ tài liệu

Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Orientation và chọn một trong hai kiểu là Portrait (trang dọc) hoặc Landscape (trang ngang).

Xác lập trang dọc và trang ngang trong cùng một tài liệu

- Dùng chuột quét chọn các đoạn văn bản mà bạn muốn thay đổi sang hướng dọc hoặc ngang.- Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Margins.- Nhấn Custom Margins, chọn tiếp Portrait (trang dọc) hoặc Landscape (trang ngang) trong mục Orientation.- Trong mục Apply to, chọn Selected text. Nhấn OK.

Thay đổi cỡ giấy

Nếu muốn thay đổi kích cỡ trang giấy, trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, bạn nhấn nút Size. Menu xổ xuống cho bạn chọn một trong các cỡ giấy có sẵn như: Letter, A4, A5, A6, Postcard...

Muốn xác lập một cỡ giấy đặc biệt không có trong danh sách, bạn chọn More Paper Sizes ở cuối menu và nhập vào chiều rộng (Width), chiều cao (Height) mình thích.

Khắc phục hiện tượng: Lề trên bị biến mất

Khi bạn xem tài liệu ở chế độ Print Layout, điểm chèn nằm ở sát góc trên bên trái trang, giống như là không có lề trên vậy. Cách khắc phục:

1. Khi lề trên hoặc lề dưới không hiển thị, bạn đưa con trỏ chuột đến lề trên hoặc lề dưới của trang cho đến khi con trỏ biến thành mũi tên hai đầu rồi nhấn đúp chuột vào.
2. Lề trên và lề dưới giờ đây đã được hiển thị.

Một cách khác để khắc phục hiện tượng bị mất lề trên:

- Trong thẻ View, nhóm Document Views, đảm bảo rằng nút Print Layout đang được chọn.- Nhấn Microsoft Office Button, nhấn tiếp Word Options.- Trong khung bên trái, chọn Display. - Ở khung bên phải, dưới nhóm Page display options, đánh dấu chọn mục Show white space between pages in Print Layout view. Nhấn OK.

Khác với Word 2007 phải nhấn đúp chuột, trong Word 2003 để hiển thị lại lề trên, bạn đưa con trỏ chuột đến lề trên hoặc lề dưới của trang cho đến khi con trỏ biến thành mũi tên hai đầu rồi nhấn một lần chuột trái vào.

Chèn Header, Footer cho toàn bộ tài liệu

Trong Word 2003, để chèn Header hay Footer vào tài liệu, chúng ta vào menu View – Header and Footer. Còn trong Word 2007, tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, bạn nhấn chuột vào nút Header hay Footer.

Một menu xổ xuống với các Header, Footer mẫu cho bạn chọn. Kế đến bạn nhập nội dung cho Header hay Footer đó. Nhập xong nhấn đúp chuột vào vùng nội dung của trang, lập tức Header / Footer sẽ được áp dụng cho toàn bộ trang của tài liệu.

Thay đổi Header / Footer cũ bằng Header / Footer mới

Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, bạn nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Sau đó chọn lại một Header / Footer mới để thay cho Header / Footer hiện tại.

Không sử dụng Header / Footer cho trang đầu tiên







Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Tại thẻ Page Layout, bạn nhấn chuột vào nút góc dưới phải của nhóm Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Kế đến mở thẻ Layout ra. Đánh dấu kiểm mục Different first page bên dưới mục Headers and footers. Nhấn OK.


Vậy là Header / Footer đã được loại bỏ khỏi trang đầu tiên của tài liệu.


Trong Word 2003, bạn cũng có thể loại bỏ Header / Footer cho trang đầu tiên bằng cách vào menu File – Page Setup > chọn thẻ Layout > đánh dấu check Different first page > OK.


Áp dụng Header / Footer khác nhau cho trang chẵn và trang lẻ


Tại thẻ Page Layout, bạn nhấn chuột vào nút góc dưới phải của nhóm Page Setup để mở hộp thoại Page Setup. Kế đến mở thẻ Layout ra. Đánh dấu kiểm mục Different odd and even bên dưới mục Headers and footers. Nhấn OK.


Bây giờ bạn có thể chèn Header / Footer cho các trang chẵn trên một trang chẵn bất kỳ, chèn



Header / Footer cho các trang lẻ trên một trang lẻ bất kỳ.


Trong Word 2003, bạn cũng có thể thực hiện tương tự bằng cách vào menu File – Page Setup > chọn thẻ Layout > đánh dấu check Different odd and even > OK.


Thay đổi nội dung của Header / Footer


Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, bạn nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Kế đến chọn Edit Header / Edit Footer trong menu xổ xuống để chỉnh sửa nội dung của Header / Footer.

Trong khi chỉnh sửa bạn có thể định dạng lại font chữ, kiểu chữ, màu sắc... cho tiêu đề Header / Footer bằng cách chọn chữ và sử dụng thanh công cụ Mini xuất hiện bên cạnh.


Chỉnh sửa xong bạn nhấn đúp chuột ra ngoài vùng nội dung của trang tài liệu.


Xóa Header / Footer


Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, bạn nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Kế đến chọn Remove Header / Remove Footer trong danh sách xổ xuống.


Tạo Header / Footer khác nhau cho các vùng khác nhau của tài liệu


- Trước tiên, bạn cần tạo các ngắt vùng để phân chia các vùng trong tài liệu. Nhấn chuột vào vị trí muốn đặt một vùng mới. Trong thẻ Page Layout, nhóm Page Setup, nhấn nút Breaks và chọn một kiểu ngắt vùng phù hợp trong Section Breaks, ví dụ Continuous (chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về ngắt trang / ngắt vùng ở những bài viết sau).

- Tại thẻ Insert, nhóm Header & Footer, bạn nhấn chuột vào nút Header hay Footer. Kế đến chọn Edit Header / Edit Footer để chỉnh sửa nội dung cho Header / Footer.

- Trên thẻ Header & Footer, nhóm Navigation, nếu thấy nút Link to Previous đang sáng thì nhấn vào nút này một lần nữa để ngắt kết nối giữa Header / Footer trong vùng mới này với vùng trước đó. Bạn sẽ thấy mục Same as Previous ở góc trên bên phải của Header / Footer biến mất.

- Sau đó bạn chỉnh sửa Header / Footer cho vùng mới này và yên tâm rằng những Header / Footer của các vùng trước đó không bị thay đổi theo.


Theo Nguyễn Hồng Phúc/E-Chip

Friday 19 October 2007

Biến win XP not Guine thành Win XP có bản quyền

Đây là bài viết hướng dẫn để biến cái Windows của bạn thành Windows có bản quyền

Đầu tiên các bạn vào Start ~> Run ~> gõ Regedit rồi tìm đến khóa:

HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\WindowsNT\CurrentVersion\WPAEvents
hoặc:
HKEY_LOCAL_MACHINE\Software\Microsoft\WindowsNT\WPAEvents

Ở ô bên phải nhân chuột phải vào OOBETimer rồi click vào Modify

Tiếp đến hãy thay đổi một khóa bất kì (ví dụ 71 thành 72 chẳng hạn)

Sau đó hãy đóng nó lại và tiếp tục vào
Start ~> Run ~> gõ %systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a

Nó sẽ đưa các bác đến cửa sổ Active windows. Đừng lo hãy chọn:
I want to telephone a customer service representative to activate Windows

Tiếp đến nhấn Next, nhấn Change Product key, rồi nhập key xịn sau:
DHXQ2-WRGCD-WGYJY-HHYDH-KKX9B

Đánh xong hãy nhấn Update. Nó sẽ lại đưa chúng ta về cửa sổ Active, đừng quan tâm, hãy đóng nó lại bằng cách nhấn vào Remind me later

Xong đâu đó rồi thì khởi động lại Windows đi thôi.

Khởi động lại xong hãy vào Run, nhập vào:
%systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a

Cửa sổ Active sẽ lại hiện ra nhưng ko phải là bắt chúng ta Active mà là báo cho ta biết Windows is activated.Vậy là Windows đã có bản quyền rồi đó. Hãy tận hưởng bằng cách vào ngay trang update hay cài IE7, WMP11, Windows Defender hay bất cứ cái gì có check bản quyền của Microsoft.

Monday 15 October 2007

Bắt tay không hề đơn giản


Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau.
Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp. Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…”
1. Các yêu cầu đặt ra khi bắt tay
Bình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào tạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc sử dụng cách bắt tay để thể hiện thiện chí của mình với đối phương.
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó, cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên phát hiện ra có những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm thấy hài lòng; lại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngay cả khi muốn hoà giải mâu thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể thiếu.
Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay.
Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn một bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện.
Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên.
Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có thể không cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói “Xin lỗi!” trước khi bắt tay. Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt tay không nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó.
Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay một lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần.
Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đối phương. Ngược lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ.
Giữa người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn thì người có tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên.
Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới.
Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất.
Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định.
Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm.
Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã được nói đến ở phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là ngay lập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử.
Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn.
2. Các trường hợp nên bắt tay
- Gặp người quen lâu không gặp.
- Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết.
- Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.
- Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về.
- Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen.
- Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên.
- Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.
- Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác.
- Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác.- Khi tặng quà hoặc nhận quà.
Theo lệ thường các trường hợp kể trên đều thích hợp để bắt tay người khác.3. Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay
Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây:- Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.
- Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.
- Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.
- Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.
- Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.
- Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.
- Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
- Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.
Ngọc AnhTheo witroad

Đưa danh thiếp thế nào cho đúng cách? (Phần 1)


Đừng vội nghĩ đưa danh thiếp là chuyện đơn giản và nhỏ nhặt. Có những điều bạn cần để tâm khi trao cho đối tác hoặc khách hàng tấm danh thiếp của bạn.
Trong lần đầu tiên gặp mặt đối tác, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi thăm họ một cách thân thiện, đồng thời nêu rõ tên công ty mình, sau đó đưa danh thiếp của mình cho đối tác. Việc đầu tiên phải nhớ, danh thiếp có thể để trong túi áo comple nhưng không được đút trong túi quần và lôi ra, vì đó là một hành động không lịch sự.
Khi trao danh thiếp cho đối tác tốt nhất nên dùng tay trái, mặt chính của danh thiếp nên hướng lên phía trên, hướng đặt danh thiếp nên để phần họ tên thuận theo hướng nhìn của người nhận, giúp họ dễ dàng đọc được tên trên danh thiếp.
Khi đưa danh thiếp cho người đối diện, bạn nên mỉm cười, ánh mắt nhìn tập trung vào họ, nên dùng ngón tay cái kết hợp với ngón tay trỏ cầm góc trên của danh thiếp, và trao danh thiếp cho người đối diện.
Nếu bạn đang ở tư thế ngồi thì bạn nên đứng dậy để đưa danh thiếp hoặc hơi cúi người về phía trước khi đưa, khi trao danh thiếp nên nói vài câu như: “Tôi là X, đây là danh thiếp của tôi" hoặc giả dụ: “xin gửi ngài danh thiếp của tôi”.
Khi trao danh thiếp bạn nên chú ý: Người có chức vụ thấp hơn nên trao danh thiếp cho người có chức vụ cao hơn trước; người nam nên trao danh thiếp ra trước cho người nữ. Khi bạn tiếp xúc một lúc với nhiều người, bạn nên trao danh thiếp cho người có chức vụ cao nhất và người nhiều tuổi nhất. Nếu trong trường hợp bạn không thể phân biệt được tuổi tác và chức vụ của họ thì bạn nên trao danh thiếp cho những người ở phía bên trái bạn.
Khi bạn nhận danh thiếp do người khác đưa, bạn nên đứng dậy, mỉm cười, kết hợp giữa ngón cái và ngón trỏ nhận danh thiếp, nên cầm vào hai góc bên dưới của danh thiếp, đồng thời nói câu “Cảm ơn”, “Rất vinh hạnh khi nhận được danh thiếp của ngài (bà)”…Sau khi nhận xong danh thiếp không nên vứt lung tung.
Nếu như cuộc hẹn đã được sắp đặt từ trước, thì bản thân người đó đã có hiểu biết nhất định về bạn, hoặc có người đã giới thiệu bạn cho họ, vì vậy bạn có thể chào hỏi họ và đi trực tiếp vào nội dung công việc. Trong quá trình tiếp xúc và nói chuyện hoặc khi bạn sắp đứng dậy chào họ ra về, bạn mới rút danh thiếp ra đưa cho đối phương. Điều này giúp họ có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn, đồng thời thể hiện cho họ thấy rằng bạn rất có thành ý muốn duy trì tiếp mối liên hệ lâu dài với họ.
Khi bạn phải đi công tác đến một vùng hoàn toàn mới, trên danh thiếp nên ghi lại tên khách sạn mà bạn đang nghỉ, số điện thoại liên lạc bạn đang sử dụng lúc đó, khi đối phương gửi danh thiếp của họ cho bạn, bạn nên lấy tay trái đón nhận danh thiếp của họ. Nhưng đồng thời lúc đó tay phải cũng phải giơ ra, dùng hai tay cầm danh thiếp.
Sau khi đã nhận xong danh thiếp của đối phương, bạn nên gật đầu biểu hiện thay lời cảm tạ, không nên cất ngay danh thiếp đi, cũng không nên nghịch danh thiếp một cách tuỳ ý, hoặc vứt lung tung. Ngược lại sau khi nhận xong danh thiếp bạn nên đọc qua một lượt một cách cẩn thận, cần chú ý các mục ghi trên danh thiếp như: họ tên của người trao danh thiếp, chức vụ, tên chức vụ; đồng thời, đọc danh thiếp nhưng không phát ra tiếng, thể hiện cho họ biết thái độ coi trọng của bạn dành cho họ.
Trong quá trình đọc danh thiếp nếu bạn chưa xác định rõ được cách xưng hô tên họ của họ thì có thể hỏi lại đối phương, sau đó đút danh thiếp vào trong túi áo hoặc túi xách tay, sổ kẹp danh thiếp…của bạn.
Khi đối phương trao danh thiếp của họ cho bạn, nếu bạn không mang danh thiếp hoặc chưa có danh thiếp thì đầu tiên bạn phải tỏ ý xin lỗi họ, sau đó nói ra lý do thực của bạn.
Ngoài việc sử dụng danh thiếp trong các buổi đàm phán và gặp gỡ trực tiếp, danh thiếp còn có rất nhiều những tác dụng linh động khác.
- Khi đi thăm hỏi đối tác, khi đó người bạn cần gặp lại không có nhà, bạn có thể lưu danh thiếp của mình lại, khi họ về nhìn thấy danh thiếp của bạn, họ có thể biết được rằng bạn đã đến.
- Để kèm danh thiếp có ghi rõ địa điểm và thời gian theo thư rồi gửi đi có thể thay một lời mời chính thức, và nó sẽ quy củ và có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với việc bạn nói bằng miệng hoặc gọi điện thoại mời họ tham dự.
- Nếu như bạn muốn gửi một món quà nhỏ cho đối tác, nhưng không thể đưa trực tiếp mà cần phải gửi qua một người khác, thì nên để kèm danh thiếp lưu tên họ của bạn trong gói quà.
Ngọc Anh
Theo witroad

Monday 30 July 2007

Phân tích cổ phiếu STB dưới góc nhìn kỹ thuật (4)

STB và đường bao Bollinger





Nhìn về quá khứ ở các vị trí (1) và (3) vào các ngày 16/01/2007 và 28/02/2007 là tín hiệu mua rất mạnh nhưng không dễ nhận ra khi mà đường giá cp liên tục bám rất gần dãy Bollinger phía trên . Thông thường đối với các NĐT mới hoặc là tâm lý yếu hay bán ra khi cp tiến gần đến đường băng bên trên do lo sợ việc giá cp đang tiến tới mứt cản (Resistance) và bỏ qua những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận rất đáng tiếc. Chúng ta cần nhìn nhận ở đây là kể từ khi cp STB niêm yết 2 đường băng giao động rất hẹp cho thấy không có một sự đột biến về giá và gần đến điểm (1) thì đường giá có xu hướng tiệm cận đường băng bên trên, khi tới điểm (1) dãi băng được mở rộng điều này cho thấy sắp có một sự đột biến về giá nhưng sẽ là theo chiều hướng giảm hay tăng ? Tại thời điểm này nhiều người cho rằng đường giá khi chạm băng bên trên sẽ quay ngược về dãi băng đối diện ở phía dưới và giá cp sẽ giảm. Nhưng theo lý thuyết về đường bao Bollinger thì khi đường giá cắt qua một đường băng và tiếp tục thoát ra ngoài cho thấy xu hướng đó sẽ vẫn còn tiếp tục. Hãy nhìn lại chart trong gian đoạn tăng giá bắt đầu từ vị trí (1) và (3) thì đều thấy đường giá vượt ra khỏi đường băng bên trên và không có dấu hiệu quay ngược trở lại. Nếu dùng support & resistance để phân tích thì có thể kết luận là sau khi vượt ngưỡng resistance ,thì ngưỡng này sẽ trở thành ngưỡng support và một ngưỡng resistance cao hơn đã được thiết lập ( Xin xem phần STB – Support & Resistance)

Dấu hiệu đường giá quay trở lại đường băng nằm ở vị trí (2) ngày 25/01/2007, và sau đó tiến đến đường băng ở giữa, đây là thời điểm thích hợp để breakout , mặc dù sau đó giá không giảm và đi ngang (Xem lại phần RSI có mô tả chi tiết hơn về thời điểm này) .

Tín hiệu bán ở vị trí số (4) ngày 21/03/2007 là rất rõ ràng trong khi đường giá đi từ vị trí số (3) lên , 2 lần chạm băng bên trên mà không thể vượt qua được cho thấy giá cp đang cố vượt qua đường resistance mà không được . Lần này , thì lý thuyết khi đường giá chạm băng bên trên mà không thể vượt qua được thì sẽ có xu hường đi xuống đường băng ở phía dưới là rất chính xác.
Sau khi đường giá đi xuống bắt đầu từ vị trí số (4) thì chạm vào dãy băng bên dưới ở vị trí số (5) ngày 17/04/2007 và không thể đâm qua đường băng này thì việc nó quay lại đường băng bên trên là điều dễ nhận ra , đây cũng là tín hiệu mua rất rõ ràng.


Từ vị trí số (5) đường giá lại tiến lên cho đến lúc chạm đường băng bên trên một lần nữa và cũng không thể vượt qua được. Nó có xuyên qua đường băng trên một chốc lát nhưng lại quay ngược vào trong cho thấy một sự đảo ngược xu hướng đang xảy ra ở vị trí số (6) được thiết lập vào ngày 23/05/2007. Trong giai đoạn 24/05/2007 đến đầu tháng 06 là giai đoạn phân phối mạnh của Bigboys , các bull trap cũng được sử dụng rất nhiều lần và như thế nào xin xem phần tiếp theo ở bài nhận định 1 ( Có thể đoán được nếu nhìn các mũi tên chúi xuống màu đỏ ở phần biểu diễn khối lượng giao dịch)


Sau đợt trượt giá mạnh chưa từng xảy ra của cp STB ở vị trí số (6) , đến bây giờ thì đường giá đã bắt đầu chạm đường băng bên dưới ( Dường như lý thuyết về Bollinger đang rất thấm nhuần đối với cp STB bắt đầu từ vị trí số (4) , phải chăng chính vì nhìn chart theo đường Bollinger rất dễ , và sử dụng PTKT để dự đoán giá cp đã và đang ngày càng được sử dụng rất rộng rãi ? :-) ).


Rất may mắn cho các cổ đông STB là giá cp tuy có giảm nhẹ trong tuần vừa qua nhưng vẫn chưa xuyên qua dãi băng phía dưới và nằm ở đó luôn trong một khoảng thời gian dài.

Vấn đề ở đây là giá cp đang ở xu hướng giảm và đường giá đang chạm dãi băng bên dưới , vậy thì điều chúng ta mong đợi là khi nào thì có sự đảo chiều của xu hướng hiện tại , để tìm được một tín hiệu mua tối ưu ? Nhưng nếu phân vân và không quyết đoán thì chúng ta lại phải đối diện với khả năng vuột mất cơ hội nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận, và khi các tín hiệu khác đủ mạnh thì lại quá trể ?

Nhìn đường chart với đường Bollinger đã thấy một sự đảo ngược về xu hướng hay chưa ? và giá cp đã là đáy chưa ? . Câu trả lời vẫn là 50/50 , phải chờ xem tình hình thị trường vào tuần sau, các tín hiệu khác cũng điều cho thấy cp STB đang trong thời gian tìm đáy, chứ chưa thể khẳng định được một điều gì cả . Điều tôi mong đợi ở đây là một ngày mà giá cp giảm ở phiên đầu và sau đó tăng mạnh vào cuối ngày cộng với khối lượng giao dịch tăng gần 50% so với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là một tín hiệu tốt . Hi vọng là điều này sẽ diễn ra vào tuần sau. Hi vọng thì vẫn hi vọng nhưng cần nên nhớ với số lượng cp STB quá lớn như hiện nay thì khả năng tăng giá đột biến trong tương lai gần, gần như là một kỳ tích, khi ta thả một khối tạ nặng thì nó rơi tự do rất nhanh, nhưng muốn kéo một khối tạ nặng như vậy lên thì cần một sức kéo rất lớn . Sức kéo lớn chỉ có thể là Bigboys , không hiểu hiện tại họ có thỏa mãn với giá của cp STB và còn quan tâm đến cp STB hay ko , nếu có thì chỉ khi nào có sự tham gia của các tổ chức trong thời gian tới thì mới có hi vọng nhiều được .

Loạt bài của r0manticgh0st

Phân tích cổ phiếu STB dưới góc nhìn kỹ thuật (3)

STB và chỉ số xung lượng Momentum

Ở 2 lần trước , trong các phần viết về chỉ số phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động MACD (Moving Average Convergence Divergence) và chỉ số sức mạnh tương đổi Relative Strength Index (RSI) đã cho thấy giao động giá của cp STB đang nằm trong vùng bán quá mứt (overbought) nên đã cho thấy một dấu hiệu tuy mờ nhưng cũng đảm bảo một cơ hội mua cp STB với giá có thể chấp nhận được. Như đã nói cần phải kết hợp với các indicator khác mới có thể tìm điểm vào thị trường tối ưu được, lúc này xin chọn chỉ số xung lượng momentum để lắp ghép thành một bức tranh chi tiết hơn.





Cũng từ 2 chỉ số trên cho thấy giá STB đã đi theo xu hướng giảm là chủ đạo trong thời gian vừa qua, điều chúng ta mong đợi là khi nào thì xu hướng này dừng lại và đến lúc nào thì có một sự đảo ngược xu hướng. Mặt dù có nhiều người thường đánh giá rất thấp chỉ số xung lượng Momentum nhưng nếu có sự kết hợp của các chỉ số khác thì nó cũng đưa ra một số thông tin rất là bổ ích.

Chỉ số xung lượng Momentum thường dùng để đo đà tăng trưởng của một cổ phiếu, nếu nhìn lại thời điểm gần ngày chốt (4) đường momentum đổ xuống rất nhanh với một góc rất hẹp cho thấy giá cổ phiếu đang tuột dốc không phanh. Vấn đề đâu là điểm dừng , hãy nhìn kỹ chart một lần nữa , đường momentum đang bị khựng lại và không còn dốc xuống như trước ,nhưng bật lên được một chút xíu lại quay đầu lại cho thấy tình hình rất nhạy cảm của cuộc đấu sức của bò và gấu đang ở giai đoạn rất quyết liệt.Theo lý thuyết của đường momemtum thì nó hay khựng lại trong khi xu hướng giá hiện tại vẫn còn đang hiệu lực , nhưng nó sẽ bắt đầu dịch chuyển theo hướng ngược lại khi giá bắt đầu khựng lại vì vậy phải xem tình hình tuần sau xem , nếu giá vẫn ổn định và không đâm xuống khoản 65 là tín hiệu rất đáng mừng. Nếu có thời gian kết hợp với chỉ số định hướng trung bình ADX thì có thể có nhiều thông tin hơn nữa nhưng xin để dành cho phần sau.

Loạt bài của r0manticgh0st

Wednesday 25 July 2007

5 tính cách không nên “nuôi dưỡng” ở chỗ làm


Có những tính cách, dù là “cha sinh mẹ đẻ”, bạn không nên giữ; nếu không bỏ được cũng nên học cách hạn chế tối đa thể hiện ở công sở.

Kiêu ngạo

Bạn luôn nhận hết công lao về mình, không chia sẻ thành tích với bất cứ ai. Bạn tỏ ra là người giỏi nhất cơ quan, việc gì cũng làm được nhưng chưa bao giờ bạn có ý định giúp đỡ “con nhóc” mới vào cơ quan làm việc. Bạn vênh váo và tự đắc khi anh chàng đồng nghiệp làm hỏng việc và thản nhiên khoe rằng nếu sếp để bạn làm việc đó thì đâu đến nỗi.

Trên đây chỉ là một trong những màn kiêu ngạo mà bạn dựng lên, nhằm phá huỷ chiếc cầu nối bạn với những người xung quanh.

Đố kỵ

Bạn ít khi thừa nhận thành tích và năng lực của đồng nghiệp, bạn dèm pha rằng cậu ta đã “chạy” chiếc bằng đại học,... Cư xử như vậy sẽ tác động tiêu cực tới chính khả năng tập trung vào công việc của bạn.

Quá ghen tỵ với đồng nghiệp có thể làm tổn hại tới lòng tự trọng của bạn, một tính cách thiết yếu của bất kỳ một doanh nhân thành đạt nào.

Thay vì tỏ ra đố kỵ, hãy để những thành tích của người khác trở thành động lực, là nhiên liệu tiếp “lửa” cho bạn trong quá trình làm việc để hướng tới thành công của cá nhân bạn.

Tức giận

Tức giận là cách để phá huỷ mọi thứ nhanh nhất. Những người có tính tình nóng nảy hiếm khi được thăng tiến vì tức giận không bao giờ đi kèm với khôn ngoan.

Không ai phản đối bạn thể hiện cảm xúc nhưng bạn phải làm chủ được những cảm xúc ấy để biến nó thành hành động có lợi cho bạn.

Lười biếng

“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Tính cách này khiến bạn trì trệ, đầu óc ì ạch, ít vận động dẫn tới thiếu nhạy bén. Mới đầu thì không sao, nhưng dần dần, nó sẽ ăn sâu vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn. Đến lúc đó bạn chỉ biết ngồi và ngắm nhìn người khác vượt qua bạn và đạt được thành công.

Đừng hy vọng rằng những thành tích và thành công trong quá khứ sẽ giúp bạn luôn băng băng tiến bước trong sự nghiệp lâu dài của mình.

“Đứng núi này trông núi nọ”

“Cỏ luôn luôn xanh bên nhà hàng xóm”. Câu ngạn ngữ này cũng có thể áp dụng với môi trường công sở. Chỉ biết tập trung thời gian vào những thành tích làm việc của đồng nghiệp mà quên không hoàn thành nhiệm vụ của mình; lúc nào cũng cho rằng đồng nghiệp đang ngồi ở vị trí “béo bở” hơn; nghĩ rằng đáng ra mình nên ngồi ở Công ty A thì có phải mình đã lên chức trưởng phòng rồi không. Thay vì ngồi suy nghĩ vẩn vơ như thế, bạn hãy bắt tay vào làm đi.



Theo CareerBuilde