Post Menu

Tuesday, 24 July 2007

Phân tích cổ phiếu STB dưới góc nhìn kỹ thuật (2)

Phần II : STB và chỉ số MACD
Lần trước sau khi tôi post bài về đường RSI thì có một số bác đọc ko kỹ nên hiểu lầm là chỉ dựa vào RSI để dự đoán giá cp, thực ra tôi cũng đã chú thích rõ là cần có sự kết hợp của các indicator khác mới có thể xác định được thời điểm mua bán 1 cp. Chỉ số RSI là chỉ số xung lượng thường thì đến chậm hơn các chỉ số xu hướng . Bài này xin đề cập đến chỉ số có thể xác định khả năng đảo chiều của xu hướng hiện tại MACD.



Nhìn chart có thể thấy rằng đường MACD chưa có dấu hiệu cắt đường tín hiệu trong thời điểm hiện tại , cần phải chờ diễn biến thị trường của tuần sau mới có thể xác định được hay lâu hơn.

Sau ngày giao dịch ko hưởng quyền chia tách cổ phiếu có thể thấy rõ đường MACD đã cắt đường tín hiệu , và cả 2 đều đi xuống rất nhanh cho thấy một sự trượt giá rất mạnh, các tín đồ PTKT đầu tư ngắn hạn theo chỉ số có khả năng đã thấy trước được và break out tại thời điểm này (5). Cả 2 đường MACD tiếp tục cắt qua đường zero(0) tại thời điểm sau đó (6) cho thấy cổ phiếu vẫn trên đà rớt giá.

Như đã nói ở phần RSI chỉ số xung lượng tìm điểm overbought(vượt mua)/oversold(vượt bán) đã rơi xuống điểm oversold khá lâu rồi, nó cũng trùng hợp với việc chia tách làm pha loãng cổ phiếu cộng với khả năng bị dìm giá trong các bài đã trình bày trước đây. Tại sao không kết luận đây là trường hợp bán quá mứt tự nhiên diễn ra như các số liệu về qui mô giao dịch hàng ngày sau khi chia tách (Có bác đã post lên khá đầy đủ), bởi vì qui mô trên một lệnh bán là rất lớn , cho thấy có sự tham gia của các Bigboys, thường thì khi có dấu hiệu trượt giá mạnh các Bigboys sẽ thường mua lại để hổ trợ giá và từ từ phân phối, vì họ nắm số lượng cổ phiếu rất nhiều nên việc giá giảm quá mứt thì ko có lợi gì cho họ, nhưng nếu để ý , thời điểm này các thông tin tốt hổ trợ rất yếu , các thông tin xấu đến đột ngột và rất nhiều họ đành chấp nhận bán ra để take profit cùng lúc với việc dìm giá, hi sinh để có thời cơ thu gom lại cp với giá rất rẻ để thu lợi nhiều hơn vào thời điểm cuối năm.

Theo lý thuyết PTCK thì khi chỉ số xung lượng thể hiện khả năng bán quá mứt - oversold (đường RSI nằm dưới ngưỡng 30) mà đường MACD lại lệch rất nhiều so với đường zero(0) - xin xem lại chart MACD của STB, các tín đồ PTKT thường tìm cơ hội mua cổ phiếu ở thời điểm này vì cho rằng có khả năng giá cổ phiếu đã nằm gần đáy. Nếu ko có sự kết hợp với các indicator khác thì có thể nói nếu họ mua ở thời điểm này thì họ đã chấp nhận một mứt độ rũi ro cao hơn khi mua ở thời điểm mà mọi tín hiệu khác đã khá rõ ràng.
Có một số bác có nói là bây giờ cutloss đã quá trể là hoàn toàn đúng, bởi vì bây giờ bán ra chịu lỗ để chờ cơ hội mua vào giá rẽ hơn rất nhiều có xác xuất rất thấp. Các bác lỡ bị kẹp lại thì cũng đừng quá lo lắng hãy chờ tin mừng ở thời gian sắp tới thử xem. Khả năng đường MACD có cắt đường tín hiệu và cả 2 cùng quay ngược lên đường zero (0) hay không. PTCK cũng chỉ có tính tương đối mà thôi thường cũng cần phải có sự may mắn một chút mới có thể thành công được. Hãy chờ xem may mắn có đến trong thời gian sắp tới ? Everything in life is a trade-off between risk and reward :-).

Lần post sau tôi sẽ post thêm đường xung lượng Momentum để xem xét đà tăng trưởng của cp STB.

Phần 3: STB và chỉ số xung lượng Momentum

Loạt bài của r0manticgh0st

No comments: