Phần 1: STB và chỉ số RSI
Chào các bác lần trước có post vài bài có bàn về việc giá STB đã rất gần đáy rồi, cám ơn các bác đã ủng hộ. Có một số bác gần đây mới chịu cutloss thì thật là đáng tiếc, nếu các bác tuân nguyên tắt cutloss 8-10% hoặc bán ra để take profit trước kia thì tôi rất ủng hộ , cut loss tại thời điểm đó giờ có cơ hội mua lại thì còn gì tuyệt bằng. Nhưng có bác nào mà mua giá cao giờ mới sợ hãi bán ra thì rất uổng , nhưng bác bán ra mà để cash lại để chờ mua cp tốt hơn thì tạm được , chứ bây giờ mà nhảy lung tung là tiêu với tình hình hiện nay, có rất ít cp có giá tốt hơn STB lúc này. BBT chăng ? thật buồn cười quá, 1 LBM thứ 2 huh ? lại bị làm giá , ko hiểu vì sao cp bị làm giá lên thì lại bị chiếu tướng , trong khi cp bị làm giá xuống (dìm giá) lại chẳng ai quan tâm. Đúng là “lúc thị trường đang đi xuống thì lũ chó già cũng biết sủa” :-) .
Vì thấy còn rất nhiều bác cũng ko còn đủ kiên nhẫn nữa nên hôm nay xin mạn phép post lên một cái chart của STB để cùng bàn luận vậy. Xin nói trước là tôi chỉ là tay mơ chơi ck thôi cũng như là newbie của diển đàn này , cũng ko rành về PTKT lắm xin được phép lấn sân một chút , các bác cao thủ có thấy gì sai thì xin chỉ giao cho.
Chart STB này tôi đã dùng dữ liệu điều chỉnh của các lần chia tách cp (Nếu chia tách mà ko điều chỉnh lại thì sẽ bóp méo hình ảnh của chart nên mọi indicator đều ko còn chính xác ).
1) Ngày chính thức niêm yết : 02/06/2006
Ngày chính thức giao dịch: 12/07/2006
Số lượng: 189.947.299 cổ phiếu (Một trăm tám mươi chín triệu, chín trăm bốn mươi bảy ngàn, hai trăm chín mươi chín cổ phiếu)
2) Ngày giao dịch không hưởng quyền chi trả cổ tức 10% : 13/10/2006
Ngày đăng ký cuối cùng : 17/10/2006
Ngày dự kiến giao dịch cổ phiếu phát hành thêm: 15/11/2006
Ngày chính thức giao dịch cp thưởng : 22/11/2006 Số lượng : 18.993.982 (Gần mười chín triệu cổ phiếu)
3) Phát hành cp trả cổ tức 12% và quyền mua 1:1 cho cổ đông hiện hữu.
Ngày giao dịch không hưởng quyền : 07/06/2007
Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách phân bổ quyền : 11/06/2007
Thời gian nhận đăng ký mua và nộp tiền : 26/06/2007 đến ngày 23/07/2007
Thời gian nhận chuyển nhượng quyền : 26/06/2007 đến 19/07/2007
Số lượng : 236.014.235 Ngày dự kiến giao dịch : 23/8/2007
Vậy là sau khi chính thức niêm yết trên HoSTC STB đã tiến hành 2 đợt phát hành cp để tăng vốn điều lệ, và hiện nay tổng cp của STB là gần 444,9 triệu cp. Dữ liệu được điều chỉnh ngay sau ngày giao dịch ko hưởng quyền.
Một thông tin thêm là kể từ ngày thành lập đến trước ngày niêm yết STB đã tiến hành 20 lần tăng vốn điều lệ. Lần cuối cùng tính đến thời điểm này là ngày giao dịch không hưởng quyền 07/06/2007 , đó cũng là lần thứ 22 STB tăng vốn điều lệ.
Đây là chart STB với indicator là RSI tìm điểm vượt mua và vượt bán được sử dụng rất phổ biến, đây là tín hiệu thường đến sớm hơn các tín hiệu khác ,nhưng kết quả của nó thì rất ấn tượng đối với các nhà đầu tư mới bước vào PTKT . Các tín đồ theo trường phái này thường thận trọng hơn , hay kết hợp với các indicator khác để xác định buy signal (tín hiệu mua) thích hợp. Lựa chọn điểm vào thị trường dựa vào RSI là chưa đủ , tuy nhiên như đã nói RSI là tín hiệu đến rất sớm nên post lên trước để các bác tham khảo.
Các tín hiệu mua (1) , (2) , (4) là không rõ ràng lắm. Vào ngày 22/11/2006 RSI đang nằm ở khoảng 50 , đây là vùng rất mơ hồ và khó xác định các tín hiệu vào ra thị trường, nhưng để ý trước đó đường RSI giao động rất ổn định ở khoảng 50 đủ dài và sau đó tiến lên ngưỡng oversold (vượt mua) cho thấy cp này đang được NĐT mua mạnh. Sau khi chạm vào đường overbought lần thứ nhất , đường RSI quay ngược trở lại đây là tín hiệu bán nhưng nhìn kỹ thì giá cổ phiếu không giảm trong khoảng (1) và (2) nhưng mua vào giai đoạn này thì rõ ràng lợi nhuận cũng không lớn lắm nhưng rũi ro lại rất cao , nếu không có nhiều tín hiệu khác đủ mạnh để hổ trợ thì không nên nhảy vào ở điểm (1).
Đường RSI sau khi từ điểm (1) tiến lên và chạm đường overbought 2 lần , và vẫn giao động đều đặn ở khoảng 55-60 , sau đó bất ngờ cắt đường overbought (70) và tiến lên trên rất mạnh. Vẫn là phải nhìn lại trước đó đường RSI cũng như đường giá giao động rất ổn định và vững chắc trong khoảng thời gian rất dài, điều này cho thấy cp đã có thời gian tích lũy đủ mạnh, và khi đường RSI cắt qua đường overbought (70) vào ngày 12/01/2006 thì giá cp tăng rất nhanh chóng cho đến khi chựng lại ở vị trí số (3). Khoảng thời gian tăng giá này diễn ra rất ngắn, việc chớp được thời cơ này là điều không dể dàng.
Tại vị trí số (3) RSI đạt gần giá trị 85 vào ngày 12/01/2006 , tín hiệu vượt mua quá rõ ràng, breakout tại thời điểm này để take profit là điều nên làm, cho dù các tín hiệu khác vẫn còn khá mạnh đi chăng nữa vì nếu tiếp tục ghim cp vào tình huống này là quá mạo hiểm. Rất may là vào cuối tháng 1 lực lượng đầu tư mới tham gia thị trường tăng mạnh đã cứu giá cp tại giai đoạn này và giá cp đi ngang gần 1 tháng. Nhưng điều chắc chắn rằng nếu vẫn giữ cp tại điểm (3) trong khi không thu thêm được một khoảng lợi nhuận nào mà lại rơi vào tình huống rũi ro rất cao là điều không nên.
Từ vị trí (3) đường RSI đổ ngược trở xuống nhưng giá cp vẫn ko giảm là một điều đáng lưu ý ! Đến ngày 15/02/2007 đường RSI lại có dấu hiệu đi lên và tiếp tục cắt đường overbought ở vị trí số 4 – Lại là overbought , không phải lúc nào overbought cũng là lúc nên bán cổ phiếu mà cần phải kết hợp các tín hiệu khác cũng như tình hình thị trường thế nào nếu không sẽ vuột mất cơ hội thu lợi nhuận trong khi đã chờ đợi khá lâu , có người nói đùa nhưng rất chua chát là đến khi mình mất hết hi vọng và bán ra thì cp lại tăng rất mạnh và rất là tiếc nuối. Tín hiệu mua (2) và (4) nếu nhìn kỹ là rất tương đồng , sau khi giá cp tích lũy (đi ngang) trong một khoảng thời gian đủ dài và sau đó đường RSI tiến lên phía trên rất mạnh cho thấy cp đang được giới đầu tư quan tâm và khát khao để sở hữu. Nhưng vấn đề quan trọng nhất cần nhìn ra ở đầy là gì ? tại sao giá vẫn tăng trong khi đường RSI đã gần ở ngưỡng overbought ? Ngoài 2 điểm chốt là trước đó cp đã được tích lũy một khoản thời gian dài , cộng với tình hình thị trường lúc đó có đông đảo lực lượng NĐT mới tham gia , thì đường trung bình di động MA(5) đường màu đỏ nét liền là quan trọng nhất. Nhìn lại vị trí (2) và (4) đường giá cắt và nằm trên đường MA(5) liên tục trong khoảng thời gian cp tăng giá. Thông thường khi phân tích cổ phiếu dựa vào các đường trung bình động thì người ta thường xem xét các điểm giao nhau giữa đường trung bình dài hạn và ngắn hạn. Nếu đường trung bình ngắn hạn cắt và nằm trên đường trung bình động dài hạn và cả 2 cùng đi lên là tín hiệu mua (Về phân tích theo đường trung bình động MA xin được dành cho phần sau). Đường MA(5) là đường trung bình động ngắn hạn , không thể ngắn hơn nữa :-) , nhưng đường giá lại cắt đường MA(5) này, điều đó cho thấy giới đầu tư kỳ vọng vào cp này là rất cao. Trong thời điểm họ vẫn còn đang kỳ vọng thì giá cp gia tăng là điều tất yếu.
Tín hiệu bán ở vị trí (5) trước ngày 21/03/2007 là rất rõ ràng khi đường RSI đạt giá trị 85, nhưng có nhiều người lại tiếc vì sau đó giá cp mới lên đỉnh vào ngày 21/03/2007, một lần nữa xin khẳng định là nếu vẫn ghim cp vào thời điểm này là quá mạo hiểm , ta nên vui vẽ chấp nhận thỏa mãn với lợi nhuận ở điểm này vì có câu đừng bao giờ ham bán đỉnh mà chấp nhận một rũi ro quá lớn, có thể chúng ta may mắn một lần nhưng phải trả giá ở những lần sau. Đường RSI sau khi đạt giá trị 85 và bắt đầu quay ngược trở xuống đồng thời giá cp cũng giảm , nhưng lại bất ngờ tăng vọt lên đỉnh rồi mới bắt đầu một đợt trượt giá. Đợt tăng giá lên đỉnh diễn ra rất ngắn là một bull trap rất rõ ràng. Tại sao là bull trap xin xem tiếp ở phần nhận định 1. Nhưng trước khi tôi viết tiếp phần này thì hãy để ý 2 dấu mũi tên màu đỏ chúi xuống ở vùng biểu diễn khối lượng giao dịch thì các bác cũng có thể đoán được phần nào.
Từ tín hiệu bán (5) cp bắt đầu rớt giá đến vị trí (6) ngày 04/05/2007. Tín hiệu mua ở thời điểm này cũng không rõ ràng lắm khi mà đường RSI chỉ mới đi xuống tới ngưỡng 50 , là vùng rất lừng chừng và khó xác nhận xu hướng lại đột ngột quay đầu và tiến lên trên. Nhưng đây là thời điểm trùng hợp với lúc VNIndex đang xác định đáy gần 900 và đang tiến đến một giai đoạn phục hồi rất mạnh sau đó. Nếu kết hợp với các chỉ số khác thì cơ hội mua ở thời điểm này sẽ rõ ràng hơn.
Tín hiệu bán vị trí (7) vào ngày 22/05/2007 khi đường RSI chạm ngưỡng overbought (70) có thể đã bị phớt lờ bởi nhiều người. Bởi vì trước đó đường RSI nhiều lần vượt qua ngưỡng (70) nhưng giá cp vẫn tăng. Nhưng lần này khác lần trước ở chổ , những lần trước đó cp đã đi qua một giai đoạn tích lũy mạnh và cộng với sự hổ trợ của đông đảo NĐT mới tham gia thị trường, đường giá lần trước luôn luôn nằm phía trên đường MA(5) cho thấy sự kỳ vọng của giới đầu tư vào cp này rất cao . Trong khi thời điểm này các thông tin hổ trợ trên lại không còn, giá cp không đi qua một giai đoạn tích lũy nào cả , các thông tin xấu lại đến rất nhiều (Chỉ thị 03, thuế thu nhập cá nhân , chỉ số tiêu dùng tăng cao, việc chia tách làm pha loãng cổ phiếu) và việc đường giá luôn nằm dưới đường MA(5) cho thấy cp đã ko còn được NĐT kỳ vọng cao nữa, hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Thời điểm này đã đánh dấu một cuộc trượt dài về giá của cp cho đến bây giờ (ngày 08/07/2007).
Sau khi trược giá từ vị trí (7) đường RSI đã chạm ngưỡng oversold khá lâu và đã có lúc đạt giá trị rất thấp là 25 thì việc các tín đồ PTKT đang chờ đợi một tín hiệu mua là điều rất dễ hiểu. Nhưng như đã nói sử dụng RSI để xác định thời điểm ra vào thị trường là chưa đủ , cần phải kết hợp với các chỉ số khác. Việc giá cp STB đang ở vùng oversold rất lâu cũng chỉ đem lại một sự chú ý lớn mà thôi.
Loạt bài của r0manticgh0st
No comments:
Post a Comment